1. Sơ lược qua về thị trường sản xuất găng tay bảo hộ lao động tại Việt Nam
- Bảo hộ lao động nói chung và gang tay bảo hộ lao động nói riêng ngày càng là tiêu chuẩn của các doanh nghiệp khi tham gia vào chuỗi lao động công nghiệp. Vì vậy nhu cầu và chất lượng ngày càng phải nâng cao để đáp ứng được các tiêu chuẩn đó.
- Chúng ta hiện tại không có nhiều doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất này vì vậy đây là mảnh đất mầu mỡ để khai thác tạo ra lợi nhuận tốt và giải quyết công ăn việc làm cho lao động. Sản phẩm có thể cấp thị trường trong nước cũng như xuất khẩu đi các nước tiên tiến trên thế giới.
- Hiện nay thị trường tại Việt Nam đã và đang dùng nhiều hơn những dòng sản phẩm cao cấp. Đó là các sản phẩm được dệt từ máy 13G, 15G, 18G thay vì sử dụng các sản phẩm dệt từ máy 7G, 10G. Nói dễ hiểu hơn là sản phẩm thô và sản phẩm tinh.
- Thấy được sự tiềm năng đó nên sẽ có nhiều doanh nghiệp nhỏ ra đời nhưng với vốn kinh nghiệm ít, số vốn không nhiều và việc đầu tư như thế nào cho hợp lý là vấn đề sống còn với doanh nghiệp.
- Chúng tôi với sứ mệnh là một trong những doanh nghiệp đi đầu muốn tạo ra một hệ sinh thái cùng các doanh nghiệp nhỏ phát triển sản xuất bao tay Việt Nam thành chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới.
- Để làm được như vậy chúng tôi đã liên kết với các công ty từng bán máy cho chúng tôi sản xuất, để cung cấp thiết bị cho khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam có giá tốt và đi kèm các gói tư vấn, chuyển giao công nghệ, bảo trì, bảo dưỡng phù hợp với khách hàng mới.
2. Sơ lược về thiết bị máy dệt gang tay hiện nay.
- Thị trường máy dệt gang tay lâu đời nhất phải nói đến dòng máy Shima Seiki của Nhật Sản Xuất, dòng máy Dong Sung của Hàn Quốc sản xuất, những năm gần đây có thêm nhiều nhà sản xuất đến từ Trung Quốc như B-MAC, Longer, Haisen…
- ưu điểm của các dòng máy Nhật, Hàn là độ bền đã được kiểm chứng theo thời gian. Nhưng giá thành thiết bị thì cao hơn nhiều so với dòng máy cùng loại của Trung Quốc. Giá của máy dệt găng tay Trung Quốc chỉ ngang bằng giá máy củ Hàn Quốc và Nhật Bản, nhưng năng suất thì cao hơn rất nhiều.
3. Bài toán kinh tế và so sánh hiệu quả đầu tư thiết bị máy dệt găng tay
Nhìn vào bảng so sánh cho chúng ta thấy nếu sử dụng máy mới. Với chi phí đầu tư không cao hơn nhiều so với dòng máy củ nhưng năng suất thì vượt trội. Thời gian thu hồi vốn nhanh. Nếu quy trình làm việc tốt thì thời gian thu hồi vốn không quá 18 tháng chúng ta đã thu hồi vốn.


Các thông số chính | Sản Phẩm Mới Trung Quốc | Sản Phẩm Củ (Korea-Japan) |
Hình Ảnh | ![]() | ![]() |
Chi phí bảo dưỡng | 70.000đ/Máy/Tháng | 250.000đ/Máy/Tháng |
Chi phí vận hành máy | 1 Người/ 50-60 máy | 1 Người/ 20-30 máy |
Công suất tiêu thụ điện (KW) | 3Kwh/Ngày | 6-8 Kwh/Ngày |
Công suất sản xuất | 330 đôi/ngày đối với máy 7G | 220 đôi/ngày đối với máy 7G |
Hệ thống tra dầu nhớt | Tự động tra dầu nhớt, Tăng độ bền cho máy | Thủ công hay quên, giảm độ bền máy |
Động cơ | Động cơ tự động nhiều cấp, tiếng ồn thấp, kích thước nhỏ | Động cơ cũ, tiếng ồn lớn |
Bảo trì | Chi tiết máy giảm 50% bộ phận(800 chi tiết/máy), chi phí bảo trì thấp | Cần nhiều bộ phận sửa chữa bảo trì(1600 chi tiết/máy), tiêu thụ điện năng và chi phí cao |
Be the first to review “Máy dệt găng tay BX204-J-13G”